Bố trí đồ đạc để bảo vệ con trẻ an toàn không quá khó. Các chuyên gia về thiết kế nội thất cho biết: cha mẹ nên chọn lựa vật liệu tự nhiên, an toàn. Đồng thời, thiết kế đồ nội thất tránh những góc cạnh quá sắc nhọn. Tốt nhất, ba mẹ nên bố trí đồ đạc dưới góc nhìn của trẻ. Bằng cách ba mẹ cũng nên bò khắp nhà để đánh giá chung về đồ dùng, liệu có nguy hiểm nào cho bé không… Ngoài ra, ba mẹ cũng nên tìm hiểu về các loại đồ nội thất có khả năng lưu thông không khí tốt. Tránh tình trạng bé chơi đùa bị ngạt thở do thiếu không khí bên trong.
Đối với khu vực giường ngủ của trẻ, tốt nhất nên ít bố trí đồ đạc không cần thiết. Như thế, bé yêu sẽ không có nguy cơ bị tổn thương bởi đồ đạc xung quanh. Đối với vật dụng khác, ba mẹ nên để xa tầm tay của trẻ.
Bố trí đồ đạc dưới góc nhìn của trẻ
Trẻ em dễ tổn thương và có thể gặp nguy hiểm ngay trong chính nhà của mình. Hãy lưu ý những nguyên tắc sau để bảo vệ sự an toàn cho trẻ. Việc nhìn vạn vật bằng con mắt của trẻ sẽ giúp bạn bảo vệ con cái của mình khỏi những nguy hiểm rình rập trong nhà. Một ví dụ đơn giản là bạn hãy bò khắp nhà. Và, bạn hãy kiểm tra các góc cạnh ở tủ, bàn, ghế… Nhận biết những đồ dùng có thể khiến con bạn bị thương. Từ đó để đảm bảo an toàn cho con.
Đồ nội thất cho trẻ nên hạn chế tối đa các góc nhọn. Hay các vật dụng bằng thủy tinh, gương. Bởi sẽ gây thương tích cho trẻ. Nếu đồ nội thất có các góc nhọn nhô ra cần bịt thêm các miếng bảo vệ. Gương kính trong đồ nội thất cũng cần là những loại cao cấp, chống vỡ, chống va chạm.
Về vật liệu của đồ nội thất, các vật liệu có mức độ thân thiện với môi trường được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao. Như: ván mật độ trung bình, ván dăm, ván lõi lớn, gỗ dán, gỗ dán nhiều lớp, gỗ ép, gỗ tự nhiên. Tốt nhất là bạn nên chọn đồ nội thất cho trẻ em là những vật có cấu trúc linh hoạt. Nó có thể thay đổi kết cấu mà không mất thêm chi phí. Những đồ nội thất có thể thay đổi kết cấu được sẽ phù hợp với nhu cầu của trẻ cho từng giai đoạn phát triển khác nhau.
Chú ý đến khả năng lưu thông không khí của đồ nội thất
Trẻ em thường thích chơi trốn tìm bên trong tủ hay phía sau các đồ nội thất. Do đó, đồ nội thất cần có độ thông thoáng. Tránh gây ngạt thở cho trẻ. Đừng coi thường những đồ vật tưởng như vô dụng nhưng có thể khiến con bạn bị ngạt thở. Hãy sử dụng một phương pháp thử đơn giản như dùng giấy vệ sinh: bất cứ đồ chơi hay đồ vật nào có thể lọt qua ống lõi giấy vệ sinh. Hãy đặt xa tầm tay của trẻ.
Bố trí đồ đạc ở chỗ ngủ của bé
Điều quan trọng nhất là trẻ ngủ ở nơi an toàn, không có nhiều chăn, gối, đồ chơi… đặt trên giường hoặc cũi có thể khiến cho trẻ bị ngạt thở. Vì lý do an toàn, hãy để chỗ ngủ của trẻ luôn trống và chỉ sử dụng một tấm chăn mỏng giữ ấm cho trẻ mà thôi.
Cất giữ đồ dùng lạ mắt
Nếu bạn có khách đến chơi nhà, hãy đảm bảo đồ đạc của khác như túi xách, ví… được treo hoặc cất ở nơi riêng. Trẻ có thể tò mò mở những đồ vật lạ. Khi đó những đồ đạc của khách như thuốc, chìa khóa… có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
Luôn che chắn, bố trí đồ đạc cao hơn tầm với của bé
Trẻ con không có khả năng tự bảo vệ mình. Do đó hãy che chắn các loại thiết bị máy móc, bộ tản nhiệt… trong nhà giúp trẻ không bị bỏng, bị thương. Tivi luôn kích thích sự chú ý của trẻ bởi các chương trình vui nhộn, thú vị, khiến trẻ tò mò. Để tránh gây nguy hiểm cho trẻ, hãy treo tivi ở nơi cao, xa tầm với cho trẻ, giúp trẻ luôn an toàn.